Tư vấn về Tội bức tử

Hỏi: Chị gái tôi và anh T đã ly hôn, nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn và có thêm với nhau một đứa con. Tuy nhiên, Anh T không chung thủy, mà lại có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ khác làm cho chị tôi uất ức và tự tử. Gia đình tôi đang cảm thấy rất phẫn nộ không biết phải làm thế nào? Liệu chúng tôi có thể đưa anh ta vào tù vì tội bức tử không?

Trả lời:

 

Mặc dù, chị gái bạn và anh T không có quan hệ hôn nhân, nhung có quan hệ về tình cảm và đứa con. Nay, Chị gái bạn tự tử do cảm thấy uất ức trước hành động của anh T chung sống với mình, nhưng lại có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về Tội bức tử:

“ 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…”

Đối với tội này, Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 đã hướng dẫn cụ thể như sau:

– Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

– Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

– Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.

Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát. Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhânm quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

– Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát.

Vì vậy, Trong trường hợp của chị gái bạn do bạn chưa cung cấp đủ thông tin nên cần phải  phải xác định thật rõ mối quan hệ  giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không…

 

Chuyên viên Nguyễn Thị Vinh