Một số trường hợp về tư vấn sang nhượng quyền sử dụng đất.

Một số trường hợp về tư vấn sang nhượng quyền sử dụng đất.

Bà nội tôi có diện tích đất là 2.581m2. Nhưng do già yếu nên cha tôi đang canh tác dùm từ trước đến nay.

Đầu năm 2016, nội tôi phát hiện người con thứ 7 của Bà nội tôi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995 phần diện tích ông bà nội cho chú 7 ra riêng đồng thời làm luôn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nội với diện tích là 2.581m2. Vậy cho tôi hỏi: bà nội tôi nếu kiện ra tòa thì có thể yêu cầu tòa án thị xã nơi cư trú hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.581m2 do người con thứ 7 của nội đang đứng tên; đồng thời yêu cầu tòa án cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nội tôi với diện tích là 2.581m2. Vì từ trước đến nay, cha tôi liên tục canh tác diện tích đất này cho đến nay, người con thứ 7 của nội tôi, dù không được sự đồng ý cho diện tích 2.581m2 đất đó từ phía ông bà nội tôi nhưng vẫn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Đối với trường hợp của gia đình mình thì hiện tại bà vẫn có quyền đứng ra yêu cầu người kia trả lại phần diện tích đất của bà; theo đó, gia đình cần cung cấp các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất và nếu như không có các giấy tờ chứng minh về căn cứ sử dụng đất thì phải thu thập các chứng cứ liên quan đến việc gia đình đã có những khoảng thời gian sử dụng đất tử năm 1995 tới nay để xác nhận quyền sử dụng đất của bà. Những điều kiện, giấy tờ để xác định quyền sử dụng đất và thủ tục khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai gia đình có thể tham khảo bài viết nêu trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật Đất đai mới số 45/2013/QH13

Trường hợp chuyển nhượng QSD đất chỉ có giấy viết tay​

Cách đây 2 năm, mẹ tôi có bán không làm hợp đồng chỉ nói miệng với một người bà con thửa ruộng có diện tích 365,6 m2 với giá 30000000 đồng lấy trước 15000000 đồng nhưng không báo cho tôi biết. Khi tôi phát hiện ra không đồng ý bán và có ý trả lại số tiền lại thì người này đòi phải trả 40.000.000 đồng(Bốn mươi triệu đồng) không thì phải làm giấy tờ cho anh ta. Tôi nhã ý đưa cho anh ta 20.000.000 đồng(Hai mươi triệu đồng) nhưng anh ta không chịu. Vậy xin hỏi luật sư tư vấn giùm anh ta đòi như thế có đúng luật không? Mua bán đất đai cha mẹ có cần thông qua con cái không?

Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng đất?

Như vậy, để hợp đồng chuyển nhượng QSD đất có hiệu lực thì bên bán phải đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất, hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Nếu không có đủ các điều kiện này thì hợp đồng bị vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bên mua không được sử dụng đất, bên bán có nghĩa vụ hoàn trả 1.500.000 đồng đã nhận.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật Hợp danh ARC Hà Nội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách khi muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hình thức chuyển quyền sử dụng đất và một số điều cần lưu ý.