Thành lập Doanh nghiệp cần phải làm gì

I: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

     1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm:

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH (2 thành viên trở lên)

Công ty cổ phần.

  1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
  2. Đặt tên công ty
  3. Xác định địa chỉ, trụ sở công ty
  4. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Cần liệt kê rõ:

  • Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
  • Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?

Dĩ nhiên, thành viên/cổ đông có tỷ lệ vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất vơi công ty.

  1. Xác định mức vốn điều lệ
  2. Xác định người đại diện pháp luật

II: Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên

Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH (2 thành viên trở lên)

Giấy đề nghị đăng ký công ty Cổ phần

  1. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Điều lệ công ty TNHH (2 thành viên trở lên)

Điều lệ công ty Cổ phần

  1. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Danh sách thành viên góp vốn công ty TNHH

Danh sách cổ đông góp vốn công ty Cổ phần

     4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Sau khi đã có bản danh sách, bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu.

      5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

      6. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

      7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)

      8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

III: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo

1.     Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)

2.     Nộp hồ sơ & nộp tiền đăng bố cáo

3.     Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

4.     Đăng bố cáo

IV: Làm con dấu pháp nhân

1.     Thiết kế mẫu dấu

2.     Khắc dấu

3.     Nhận con dấu pháp nhân

V: Thủ tục sau khi thành lập công ty

1.     Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

  • Phải chứa các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã Số Thuế, Địa Chỉ.
  • Kích thước: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Vị trí: tại nơi có thể nhìn rõ từ bên ngoài.

2.     Đăng ký chữ ký số

  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký tờ khai thuế điện tử
  • Ký hợp đồng điện tử

3.     Đăng ký tài khoản ngân hàng

Khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại điện theo pháp luật
    Quyết định bổ nhiệm kế toán và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán (trường hợp công ty đã có kế toán)

4.     Đăng ký khai thuế qua mạng

5.     Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

Vốn điều lệ Mức đóng
Từ 10 tỷ trở lên 3.000.000 VNĐ / năm
Dưới 10 tỷ 2.000.000 VNĐ / năm
Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh 1.000.000 VNĐ / năm

6.     Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT

7.     Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

8.     Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp (Đây là toàn bộ tài liệu và hồ sơ để một công ty hoạt động đúng pháp luật và tránh những rủi ro cho doanh nghiệp về sau):

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp và Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.
  • Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty).
  • Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Token kê khai thuế qua mạng.

Tổng Hợp: Thành Trung