Cố ý vu khống một bên tham gia tố tụng bị tâm thần?

Hỏi: Hiện tai tôi đang tham gia một phiên tòa dân sự với tư các là người làm chứng cho bị đơn. Tuy nhiên, bây giờ nguyên đơn có đơn đến Tòa án vu khống tôi bị tâm thần để Tòa không chấp nhận lời khai của tôi. Vậy cho tôi hỏi: Tòa án có công nhận những gì tôi đã đã nói hay không?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến phòng tư vấn PL trực tuyến của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa theo thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thực tế, có những trường hợp đương sự nói xấu, vu cáo bên kia là điên, mắc bệnh thâm thần để Tòa án không tin lời trình bày của bên kia hoặc tước quyền tham gia tố tụng trực tiếp của họ.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Căn cứ để quyết định bạn có bị tâm hay không thì không phụ thuộc vào lời nói của bên kiam mà cần phải có quyết định của Tòa án.

  • Trường hợp, họ có yêu cầu tuyên bố bạn mất năng lực hành vi dân sự và Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu này thì Tòa án có thể sẽ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự  trên để chờ kết quả xác định bạn có bị mất năng lực hành. Nếu quyết định của Tòa án tuyên bố bạn mất năng lực hành vi dân sự thì lời khai của bạn sẽ không được công nhận. Nếu Tòa án tuyên bố bạn không bị mất năng lực hành vi dân sự thì bạn tham gia tố tụng bình thường.
  • Trường hợp họ không yêu cầu thì Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung và bạn vẫn tham gia tố tụng bình thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam, hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sự việc Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn Pháp luật trực tuyến của chúng tôi 1900 6192 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Huế