Đây là một trong những nguyên tắc được nêu tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/04/2017 do Chính phủ ban hành, quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2017.
Bên cạnh đó, Nghị định này cũng yêu cầu kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật. Bên cạnh đó, chỉ được sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi; thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên, hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo… |
Nghị định cũng chỉ rõ, cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phải đáp ứng các điều kiện: Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác; Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp; Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác. Tương tự, tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện như: Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không ô nhiễm; Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công…
Nghị định này thay thế Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010. |
CÔNG TY LUẬT ARC HÀ NỘI
HOTLINE: 0988 19 51 51
Email: Hotroluat@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 2 Tháp A, Số 75, Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.