Các khoản nợ phát sinh trong các giao dịch dân sự, thương mại; trong đó bên vay hoặc bên có nghĩa vụ thanh toán không thực hiện theo cam kết, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể trong quan hệ giao dịch trong đó:
I. Nợ phát sinh trong thoả thuận, hợp đồng cho vay tài sản:
Tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, việc bên vay “phải hoàn trả” tài sản là nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với bên cho vay.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi theo quy định của luật thương mại tại:
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
II. Nợ phát sinh trong các giao dịch mua bán
Hợp đồng mua bán được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015:
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Về nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Điều 440. Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ trả tiền
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
- Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357.
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
- Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Để bảo đảm tài sản cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, các cá nhân, tổ chức có thể:
III. Chuyền giao quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán:
Điều 365 BLDS. Chuyển giao quyền yêu cầu
- Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
- a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
- Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
IV. Các yếu tôi cấu thành tội phạm nếu bên có nghĩa vụ vi phạm:
Nếu bên vay (Bên có nghĩa vụ thanh toán) có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm về các tội tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Thông tin liên hệ phán hồi của bài viết xin gửi về địa chỉ Gmail: Hotroluat@gmail.com hoặc liên hệ với Luật sư theo số di động/zalo: 0988195151.
Luật sư Hoàng Hà
Nguồn tổng hợp