Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn và quyền nuôi dưỡng con

Anh A và chị B kết hôn năm 2015 có hai con chung. Trước khi cưới anh A đã có một mảnh đất đứng tên riêng. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng xây nhà trên đó bằng tiền chung. Sau này do mâu thuẫn không thể hòa giải nên dẫn đến ly hôn. Khi ly hôn, anh A cho rằng mảnh đất là tài sản riêng nên nhà trên đất cũng thuộc về anh. Chị Hoa yêu cầu chia đôi giá trị căn nhà vì đó là tài sản chung. Và trường hợp này quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Sự việc này được giải quyết như thế nào và khi ly hôn thì cần những giấy tờ gì?

Căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hướng dẫn giải quyết vụ việc này như sau:

  1. Xác định tài sản chung và tài sản riêng

Mảnh đất do anh Nam sở hữu trước hôn nhân nên theo khoản 1 điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì đây là tài sản riêng của anh

Căn nhà được xây dựng trong thời kì hôn nhân bằng tiền chung nên là tài sản chung theo khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014

  1. Nguyên tắc phân chia tài sản

Theo khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung sẽ được chia theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên

Vì căn nhà nằm  trên đất của anh A, chị B không thể yêu cầu chia đất nhưng có quyền yêu cầu chia phần giá trị căn nhà

Do đó nếu chị Hoa chứng minh được đã đóng góp vào việc xây dựng nhà, tòa án có thể yêu cầu anh Nam thanh toán lại cho chị phần giá trị căn nhà tương ứng với công sức đóng góp của chị

Nếu không thể thỏa thuận, tòa có thể định giá căn nhà và buộc anh A trả lại cho chị B một khoản tiền tương ứng với phần đóng góp

Như vậy trong trường hợp này anh A giữa mảnh đất và căn nhà nhưng phải bồi thường phần giá trị căn nhà cho chị B theo công sức đóng góp của chị

*Phân chia quyền nuôi con

Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 việc nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như sau:

  1. Nếu con dưới 36 tháng tuổi

Con sẽ do mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi mẹ không đủ điều kiện chăm sóc. Trong trường hợp này chị B có quyền nuôi con nhỏ nếu có đủ điều kiện tài chính và chăm sóc

  1. Nếu con từ 3 tuổi đến dưới 18 tuổi
  • Tòa án xem xét các yếu tố: điều kiện kinh tế, môi trường sống, khả năng chăm sóc của từng bên
  • Nếu 2 con đã lớn (từ 7 tuổi trở lên) tòa sẽ hỏi ý kiến của con theo khoản 3 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014
  1. Về nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Bên không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng theo quy định tại điều 82 và điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận hoặc do tòa quyết định dựa trên thu nhập và khả năng tài chính

Do đó có thể giải quyết như sau:

  • Nếu chị B có công việc ổn định và đủ điều kiện chăm sóc tòa có thể giao quyền nuôi con cho chị
  • Nếu mỗi bên có điều kiện tòa có thể chia mỗi người nuôi một con
  • Nếu anh A được nuôi con, chị B phải cấp dưỡng theo quy định

Vụ việc này khi ly hôn cần những giấy tờ như sau:

Khi ly hôn anh A và chị B cần chuẩn bị các giấy tờ sau

  1. Giấy tờ chung cho thủ tục ly hôn
  • Đơn ly hôn

+   Nếu thuận tình ly hôn: đơn ly hôn thuận tình (theo mẫu của tòa án)

+   Nếu đơn phương ly hôn: đơn ly hôn đơn phương (nêu rõ lý do, yêu cầu chia tài sản, quyền nuôi con)

  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
  • CCCD/CMND của hai vợ chồng
  • Giấy khai sinh của cin (bản sao công chứng)
  1. Giấy tờ liên quan đến tài sản tranh chấp
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đứng tên anh A
  • Giầy tờ chứng minh căn nhà được xây trong thời kì hôn nhân: hợp đồng xây dựng, hóa đơn vật liệu, giấy tờ vay mượn tiền,…
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung khác (tiền gửi ngân hàng, xe cộ, khoản nợ chung,…)
  1. Giầy tờ về quyền nuôi con
  • Chứng cứ về điều kiện nuôi con: sao kê lương, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
  • Bằng chứng về việc ai chăm sóc con nhiều hơn: Lời khai của người thân, giáo viên, hàng xóm

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ, vợ chồng anh chị có thể nộp đơn tại Tòa án nơi mà một trong hai người cư trú để giải quyết ly hôn