Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất: Có nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật?

Về vụ việc khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hoa, trú tại tổ 2, phường An Xuân, TX Tam Kỳ (nay là TP Tam Kỳ), ngày 7/5/2003, UBND tỉnh Quảng Nam có Văn bản số 826/UB-NC do Phó chủ tịch Lê Minh Ánh ký, trả lời như sau:

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc, nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) đã có buổi tiếp bà Nguyễn Thị Hoa tại phòng Tiếp dân tỉnh. Tại buổi tiếp dân, Chủ tịch UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh, Sở Địa chính và UBND TX Tam Kỳ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng 525 m2 đất nông nghiệp được điều chỉnh trong Quyết định 58/QĐ-CTTr ngày 3/12/2002 của Chánh Thanh tra tỉnh… UBND tỉnh trả lời như sau: Diện tích 525 m2 đất nông nghiệp Bà Hoa đang khiếu nại là một phần trong khu đất vườn do hộ bà Nguyễn Thị Thống quản lý, sử dụng từ trước năm 1975; từ năm 1980, hộ bà Thống tiến hành trồng bạch đàn, dừa trên khu đất này. Như vậy, cơ sở để xác định 525 m2 đất nông nghiệp đang khiếu nại có nguồn gốc của hộ bà thống, quá trình sử dụng liên tục từ hộ bà Thống chuyển nhượng sang hộ bà Phượng quản lý, sử dụng (theo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 29/2/1992), đến năm 1999 thì phát sinh tranh chấp, khiếu nại. Việc công nhận cho bà Trần Thị Xuân Phượng tiếp tục sử dụng diện tích 525 m2 đất nông nghiệp nói trên theo Quyết định giải quyết đơn số 58/QĐ-CTTr ngày 3.12.2002 của Chánh Thanh tra tỉnh (quyết định giải quyết cuối cùng theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh) là phù hợp thực tế, đúng quy định của pháp luật”.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất: Có nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật?

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  1900 6162

Tiếp đó, UBND TP Tam Kỳ đã cấp GCNQSDĐ cho hộ bà Trần Thị Xuân Phượng và chồng kà ông Trần Viết Yên. Vụ việc đã được chính quyền địa phương xử lý đúng quy định của pháp luật và nếu dừng lại ở đây thì không có gì phải bàn. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hoa khởi kiện vụ việc ra toà án, yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên giữa bà Thống và bà Phượng vô hiệu. Trong hai ngày 25 và 26/PAC/2007, TAND TP Tam Kỳ đã mở phiên toà xét xử vụ kiện này và quyết định “chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – bà Nguyễn Thị Hoa về việc yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn trên đất được giao kết giữa bà Nguyễn Thị Thống và vợ chồng ông Trần Viết Yên, bà Trần Thị Xuân Phượng vô hiệu”.

Bà Trần Thị Xuân Phượng và chồng là ông Trần Viết Yên đã có đơn kháng cáo cho rằng Quyết định của TAND TP Tam Kỳ là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đề nghị TAND tỉnh Quảng Nam xét xử phúc thẩm vụ việc này.

Theo chúng tôi, trong vụ này, việc TAND TP Tam Kỳ tuyên bố “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn trên đất được giao kết giữa bà Nguyễn Thị Thống và vợ chồng ông Trần Viết Yên, bà Trần Thị Xuân Phượng vô hiệu” cần được xem xét lại. Bởi vì, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản được gắn trên đất được giao kết giữa bà Nguyễn Thị Thống và vợ chồng ông Trần Viết Yên, bà Trần Thị Xuân Phượng được xác lập vào năm 1992 tức là nằm trong khoảng thời gian 1/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 . Trong khi đó theo Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được xác lập từ ngày 1/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước) đến trước 15/10/1993(ngày Luật đất đai có hiệu lực) sẽ được giải quyết như sau: Nếu hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được thực hiện thì tòa án công nhận hợp đồng trong trường hợp bên “bên nhận chuyển nhượng QSDĐ đã được UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai”. Rõ ràng đây là trường hợp hợp đồng đã được thực hiện và bên nhận chuyển nhượng QSDĐ (Hộ bà Phượng, ông Yên) đã được UBND cấp có thẩm quyền (TX Tam kỳ) cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai. Phải chăng khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nêu trên vô hiệu, TAND TP Tam Kỳ đã có sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật? thật vậy, vẫn theo hướng dẫn tại nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP thì “pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua bán, phát canh thu tô, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tòa án giải quyết như sau: Về nguyên tắc chung, hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ xác lập trong thời điểm từ ngày 1/7/1980 đến trước 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó nếy có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ chưa được thực hiên thì tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng vô hiệu….”.

Ngoài ra tại Bản án số 128/2007/DS-ST ngày 26/9/2007 TAND TP Tam Kỳ lại tiếp tục nhầm lẫn khi cho rằng “diện túch 625m2 ghi trong hợp đồng chuyển nhượng hoa màu và đất giữa bà Nguyễn Thị Thống và Vợ chồng ông Trần Viết Yên, Bà Trần Thị Xuân Phượng là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Nguyễn Thị Hoa”. Một mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp khi người sử dụng nó đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc bà Hoa đăng ký kê khai ruộng đất theo chỉ thị 299/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ có thể coi là điều kiện để nhà nước xem xét. Trong khi đó bà Phượng ông Yên lại có những điều kiện khác để được nhà nước xem xét trước khi đi đến quyết định cấp CNQSDĐ cho hộ gia đình này(như nội dung công văn của UBND tỉnh Quảng Nam trả lời khiếu nại của bà Hoa mà chúng tôi đã đăng tòan văn ở đầu bài viết này).

SOURCE: BÁO THANH TRA – NGUYỄN CHẤN

Trích dẫn từ: http://www.thanhtra.gov.vn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)