Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-TW), được xem như mở đầu cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta, trong đó tăng cường yếu tố tranh tụng được coi là vấn đề trọng tâm của Nghị quyết. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 49/NQ-TW) đã tiếp tục xác định: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Để thực hiện những nhiệm vụ đã được đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đòi hỏi pháp luật phải được bổ sung, hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh sự kế thừa những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy định mới tiến bộ, mang tính đột phá, hứa hẹn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp nói chung cũng như nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.
Quá trình tranh tụng tại phiên tòa là những hoạt động tố tụng tại phiên tòa và tranh luận giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án làm cơ sở để Tòa án ra phán quyết về vụ án. Sau đây là những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp:
1. Một số nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Một là, nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”
Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Trên nền tảng nguyên tắc hiến định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Đây là quy định mới nổi bật, là cơ sở cho những quy phạm pháp luật tố tụng hình sự khác cũng được thay đổi. Từ năm 2002, thuật ngữ “tranh tụng” lần đầu tiên xuất hiện ở Nghị quyết số 08/NQ-TW. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn chưa ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 mặc dù thể hiện được tính tranh tụng ở một số nội dung, nhưng những quy định còn mang nặng tính thẩm vấn. Vì thế, trên thực tiễn thời gian qua, sự thống nhất thực hiện việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn chưa được đảm bảo. Với nguyên tắc mới này, chúng ta chờ đợi những thay đổi mang tính đột phá góp phần giữ vững công lý, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với nền tư pháp nước nhà.
Hai là, nguyên tắc “suy đoán vô tội[1]”
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc nhân đạo, góp phần hữu hiệu vào việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu là khi chứng cứ buộc tội không đầy đủ, thiếu tính vững chắc thì cơ quan tiến hành tố tụng phải suy đoán, giải thích theo hướng có lợi cho người có hành vi đó, nghĩa là đưa ra kết luận người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Trước đây, có những quan điểm cho rằng, nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” chính là nguyên tắc “suy đoán vô tội”, vì thế mà những quan điểm này đã gọi nguyên tắc tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Nhưng xét về nội dung hai nguyên tắc không đồng nhất với nhau.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã quy định nguyên tắc này là nguyên tắc tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta cũng như những văn bản pháp luật có liên quan không có quy định về nguyên tắc “suy đoán vô tội”.
Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” với những nội dung của quy phạm bao hàm cả nội dung ở nguyên tắc Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Bên cạnh đó, Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hơn nội hàm so với Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2013, thể hiện được bản chất của nguyên tắc “suy đoán vô tội”, đó là “khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”.
Việc ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” ở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng phải cẩn trọng hơn nữa và có trách nhiệm hơn trong hoạt động chứng minh tội phạm; bên cạnh đó, khi có những vụ án rơi vào trường hợp chứng cứ không đầy đủ, thiếu tính vững chắc thì người tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra kết luận về kết quả của vụ án theo nguyên tắc “suy đoán vô tội”, hạn chế tình trạng tạo ra những chứng cứ khống, bịa đặt đã từng xảy ra trong một số vụ án oan, sai trong thời gian vừa qua. Như vậy, nguyên tắc này đảm bảo cho sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Ba là, nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”[2].
Bộ luật Tố tụng hình sự năm năm 2015 thể hiện bước tiến bộ trong quy định về quyền bào chữa. Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất kể từ thời điểm một người bị tạm giữ (Điều 48). Còn Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất hiện sớm hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đó là kể từ thời điểm một người bị bắt (Điều 58 và Điều 74). Quy định này giúp phía bị buộc tội được bình đẳng hơn nữa trong việc được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, có những trường hợp khi một người bị bắt, sự xuất hiện của người bào chữa giúp họ ổn định tâm lý, kịp thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng, góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ án chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra.
Trước khi diễn ra phiên tòa, quá trình xử lý vụ án đảm bảo được sự khách quan, chính xác thì chất lượng tranh tụng mới được đảm bảo. Vì thế quy định này đã góp phần mang lại sự bình đẳng cho bên buộc tội và bên gỡ tội, là tiền đề để tham gia vào quá trình tranh tụng công bằng.
2. Những quy định liên quan đến bên bị buộc tội
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung những điểm mới một cách cụ thể giúp bên bị nghi thực hiện hành vi phạm tội, bên bị buộc tội bình đẳng hơn nữa trong quá trình tham gia tố tụng.
Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung người tham gia tố tụng mới cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ cho những chủ thể này để họ có cơ sở pháp lý bảo vệ mình trước sự nghi ngờ là thực hiện hành vi phạm tội, đó là: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (Điều 55, 56, 57).
Thứ hai, ở khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về chứng cứ, khoản 1 các Điều 48, 49, 50 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có những quy định ảnh hưởng đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi chỉ chấp nhận là chứng cứ nếu tài liệu, đồ vật được thu thập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, những tài liệu, đồ vật do chủ thể khác thu thập thì không được coi là chứng cứ.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có bước thay đổi về nội dung chứng cứ cũng như bổ sung quyền của người bị buộc tội là quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (Điều 58, 59, 60, 61); người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (điểm h, khoản 1 Điều 73).
Thứ ba, tại Điều 48, 49, 50 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nghĩa rằng họ có quyền chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Tuy nhiên, để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện được các quyền này thì lại phụ thuộc vào thiện ý của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, do chưa có nhận thức đầy đủ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là được chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình mà vô hình chung người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhiều khi đã bị gạt ra khỏi quá trình tố tụng, mà cụ thể hơn, họ đã bị gạt ra khỏi quá trình tranh tụng. Có không ít những trường hợp khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa cho mình thì lại cho rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thái độ không thành khẩn khi khai báo. Điều đó đã hạn chế đi quyền bào chữa của những chủ thể này.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung một số quyền mới đã giúp cho người bị buộc tội có chỗ đứng công bằng trong quá trình tranh tụng, trong quá trình chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Những quyền mới đó là: Trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá (Điều 58, 59, 60, 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Đối với bị can, bị cáo, một số quyền mới khác cũng được quy định bổ sung góp phần tạo điều kiện cho người bị buộc tội thực hiện việc gỡ tội cho mình. Đối với bị can, được bổ sung thêm quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; quyền được đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. Đối với bị cáo, được bổ sung thêm quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, điều tra viên tham gia phiên tòa; đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
Thứ tư, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có một loạt những quy phạm pháp luật mới đảm bảo cho người bào chữa thuận lợi trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Cụ thể như sau:
+ Ở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thời điểm sớm nhất mà người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ khi quy định thời điểm sớm nhất mà người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng quyền của người bào chữa. Người bào chữa có quyền được gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, quy định này triệt tiêu việc những người có thẩm quyền gây khó khăn cho người bào chữa khi muốn gặp thân chủ của mình. Một số quy định mới khác cũng đã cho thấy một bước tiến lớn góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, như: Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa muốn biết về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can thì phải đề nghị với cơ quan điều tra báo trước. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đặt trách nhiệm cho cơ quan có thẩm quyền trong việc báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác cho người bào chữa, tránh việc những người có thẩm quyền chậm trễ, gây khó khăn cho người bào chữa đối với nội dung này.
+ Việc lựa chọn người bào chữa, thủ tục đăng ký bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định chi tiết, cụ thể, và thuận lợi để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Quá trình tranh tụng tại phiên tòa là những hoạt động tố tụng tại phiên tòa và tranh luận giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án làm cơ sở để Tòa án ra phán quyết về vụ án. Sau đây là những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp:
1. Một số nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Một là, nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”
Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Trên nền tảng nguyên tắc hiến định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Đây là quy định mới nổi bật, là cơ sở cho những quy phạm pháp luật tố tụng hình sự khác cũng được thay đổi. Từ năm 2002, thuật ngữ “tranh tụng” lần đầu tiên xuất hiện ở Nghị quyết số 08/NQ-TW. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn chưa ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 mặc dù thể hiện được tính tranh tụng ở một số nội dung, nhưng những quy định còn mang nặng tính thẩm vấn. Vì thế, trên thực tiễn thời gian qua, sự thống nhất thực hiện việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn chưa được đảm bảo. Với nguyên tắc mới này, chúng ta chờ đợi những thay đổi mang tính đột phá góp phần giữ vững công lý, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với nền tư pháp nước nhà.
Hai là, nguyên tắc “suy đoán vô tội[1]”
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc nhân đạo, góp phần hữu hiệu vào việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu là khi chứng cứ buộc tội không đầy đủ, thiếu tính vững chắc thì cơ quan tiến hành tố tụng phải suy đoán, giải thích theo hướng có lợi cho người có hành vi đó, nghĩa là đưa ra kết luận người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Trước đây, có những quan điểm cho rằng, nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” chính là nguyên tắc “suy đoán vô tội”, vì thế mà những quan điểm này đã gọi nguyên tắc tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Nhưng xét về nội dung hai nguyên tắc không đồng nhất với nhau.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã quy định nguyên tắc này là nguyên tắc tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta cũng như những văn bản pháp luật có liên quan không có quy định về nguyên tắc “suy đoán vô tội”.
Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” với những nội dung của quy phạm bao hàm cả nội dung ở nguyên tắc Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Bên cạnh đó, Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hơn nội hàm so với Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2013, thể hiện được bản chất của nguyên tắc “suy đoán vô tội”, đó là “khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”.
Việc ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” ở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng phải cẩn trọng hơn nữa và có trách nhiệm hơn trong hoạt động chứng minh tội phạm; bên cạnh đó, khi có những vụ án rơi vào trường hợp chứng cứ không đầy đủ, thiếu tính vững chắc thì người tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra kết luận về kết quả của vụ án theo nguyên tắc “suy đoán vô tội”, hạn chế tình trạng tạo ra những chứng cứ khống, bịa đặt đã từng xảy ra trong một số vụ án oan, sai trong thời gian vừa qua. Như vậy, nguyên tắc này đảm bảo cho sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Ba là, nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”[2].
Bộ luật Tố tụng hình sự năm năm 2015 thể hiện bước tiến bộ trong quy định về quyền bào chữa. Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất kể từ thời điểm một người bị tạm giữ (Điều 48). Còn Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất hiện sớm hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đó là kể từ thời điểm một người bị bắt (Điều 58 và Điều 74). Quy định này giúp phía bị buộc tội được bình đẳng hơn nữa trong việc được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, có những trường hợp khi một người bị bắt, sự xuất hiện của người bào chữa giúp họ ổn định tâm lý, kịp thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng, góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ án chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra.
Trước khi diễn ra phiên tòa, quá trình xử lý vụ án đảm bảo được sự khách quan, chính xác thì chất lượng tranh tụng mới được đảm bảo. Vì thế quy định này đã góp phần mang lại sự bình đẳng cho bên buộc tội và bên gỡ tội, là tiền đề để tham gia vào quá trình tranh tụng công bằng.
2. Những quy định liên quan đến bên bị buộc tội
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung những điểm mới một cách cụ thể giúp bên bị nghi thực hiện hành vi phạm tội, bên bị buộc tội bình đẳng hơn nữa trong quá trình tham gia tố tụng.
Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung người tham gia tố tụng mới cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ cho những chủ thể này để họ có cơ sở pháp lý bảo vệ mình trước sự nghi ngờ là thực hiện hành vi phạm tội, đó là: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (Điều 55, 56, 57).
Thứ hai, ở khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về chứng cứ, khoản 1 các Điều 48, 49, 50 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có những quy định ảnh hưởng đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi chỉ chấp nhận là chứng cứ nếu tài liệu, đồ vật được thu thập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, những tài liệu, đồ vật do chủ thể khác thu thập thì không được coi là chứng cứ.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có bước thay đổi về nội dung chứng cứ cũng như bổ sung quyền của người bị buộc tội là quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (Điều 58, 59, 60, 61); người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (điểm h, khoản 1 Điều 73).
Thứ ba, tại Điều 48, 49, 50 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nghĩa rằng họ có quyền chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Tuy nhiên, để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện được các quyền này thì lại phụ thuộc vào thiện ý của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, do chưa có nhận thức đầy đủ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là được chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình mà vô hình chung người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhiều khi đã bị gạt ra khỏi quá trình tố tụng, mà cụ thể hơn, họ đã bị gạt ra khỏi quá trình tranh tụng. Có không ít những trường hợp khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa cho mình thì lại cho rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thái độ không thành khẩn khi khai báo. Điều đó đã hạn chế đi quyền bào chữa của những chủ thể này.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung một số quyền mới đã giúp cho người bị buộc tội có chỗ đứng công bằng trong quá trình tranh tụng, trong quá trình chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Những quyền mới đó là: Trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá (Điều 58, 59, 60, 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Đối với bị can, bị cáo, một số quyền mới khác cũng được quy định bổ sung góp phần tạo điều kiện cho người bị buộc tội thực hiện việc gỡ tội cho mình. Đối với bị can, được bổ sung thêm quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; quyền được đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. Đối với bị cáo, được bổ sung thêm quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, điều tra viên tham gia phiên tòa; đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
Thứ tư, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có một loạt những quy phạm pháp luật mới đảm bảo cho người bào chữa thuận lợi trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Cụ thể như sau:
+ Ở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thời điểm sớm nhất mà người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ khi quy định thời điểm sớm nhất mà người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng quyền của người bào chữa. Người bào chữa có quyền được gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, quy định này triệt tiêu việc những người có thẩm quyền gây khó khăn cho người bào chữa khi muốn gặp thân chủ của mình. Một số quy định mới khác cũng đã cho thấy một bước tiến lớn góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, như: Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa muốn biết về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can thì phải đề nghị với cơ quan điều tra báo trước. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đặt trách nhiệm cho cơ quan có thẩm quyền trong việc báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác cho người bào chữa, tránh việc những người có thẩm quyền chậm trễ, gây khó khăn cho người bào chữa đối với nội dung này.
+ Việc lựa chọn người bào chữa, thủ tục đăng ký bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định chi tiết, cụ thể, và thuận lợi để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội.
ThS. Hoàng Thị Huyền Trang
Đại học Luật Huế
Đại học Luật Huế