Quy định về các tình tiết giảm nhẹ (khoan hồng) trong Bộ luật hình sự
Hỏi: Em có xem các bộ phim về hình sự, trong đó có tình tiết như: A khuyên B hãy ra tự thú hay thành khẩn khai báo sẽ được khoan hồng… Vậy cho em hỏi: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này?
Trả lời:
Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ luật hình sự quy định và bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, các khung hình phạt của các tội của Bộ luật Hình sự không quy định cố định mức hình phạt mà quy định trong một phạm vi, khung nhất định. Ví dụ:
“Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Nhưng khi xác định mức hình phạt, thì Tòa án phải tuyên người phạm tội ở một mức cụ thể, ví dụ:A bị phạt từ 12 tháng 10 ngày. Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội… trong đó có các tình tiết giảm nhẹ (khoan hồng) quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999:
“Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…..o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; ….”
Về cơ bản, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa làm khả năng làm giảm mức hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt. Tuy nhiên, khi áp dụng, Tòa án phải căn cứ vào các trường hợp và tổng thể các quy định quy định pháp luật. ví dụ:
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”