Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019

Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019
Đây là 17 thay đổi mà cán bộ, công chức nên biết vì những thay đổi này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình.

 

1. Tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng

Áp dụng chung cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2019

Căn cứ: Nghị quyết 70/2018/QH14

2. Tăng mức lương thực nhận

Bởi vì mức lương thực nhận = mức lương cơ sở 1.490.00 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng.

Đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM, mức lương thực nhận còn được tăng hơn nữa với mức tăng là 0,6 lần

Căn cứ pháp lý:Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý

3. Tăng mức phụ cấp hiện hưởng  

4. Tăng tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất

Căn cứ: Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014

5. Tăng mức đóng BHYT

Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2014/NĐ-CP

 

6. Tăng trợ cấp thai sản

Căn cứ: Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

7. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản

Căn cứ: Điều 29, Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014

8. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ: Điều 50 Luật việc làm 2013

 

9. Tăng trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 31% trở lên khả năng lao động)

Ngoài mức trợ cấp này, hàng tháng, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ:  Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

 

10. Tăng trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 5% – 30% khả năng lao động)

Ngoài mức hưởng trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ pháp lý: Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

 

11. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ: Điều 53 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

 

12. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên = 4.170.000 đồng tăng lên 4.470.000 đồng

Mức hưởng tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% = 2.919.000 đồng tăng lên 3.129.000 đồng

Mức hưởng tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% = 2.085.000 đồng tăng lên 2.235.000 đồng

(Cứ 01 ngày được hưởng 30% mức lương cơ sở)

Căn cứ: Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

 

13. Tăng trợ cấp mai táng

Căn cứ: Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014

14. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ: Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

15. Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Nếu nghỉ hưu trước tuổi thì cứ  mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH tăng từ 01/7/2018, do đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng sau thời điểm này cũng tương ứng tăng.

Căn cứ: Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

16. Tăng mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu

Căn cứ: Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

17. Tăng mức hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ: Điều 60 Luật bảo hiểm  xã hội 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13