Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.

Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.Theo quy định của BLTT DS tranh chấp kinh doanh thương mại là trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và quy trình giải quyết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tổ tụng Dân sự như vụ án dân sự.

Các tranh chấp về kinh doanh thương mại là đối tượng khởi kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp tòa án. Trường hợp các bên trong có tranh chấp không thể tự thương lượng thì có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng việc khởi kiện bên còn lại trước Tòa để giải quyết vụ án kinh doanh thương mại;

QUYỀN KHỞI KIỆN VÀ PHẠM VI KHỞI KIỆN

1. Quyền khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Do tính chất đặc thù là quan hệ kinh doanh thương mại nên đối tượng tranh chấp là quyền nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh thương mại do đó quyền khỏi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là quyền của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh khi xác lập các giao dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lợi… đều có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

2. Phạm vi khởi kiện

Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh chỉ được khởi kiện vụ án trong phạm vi các giao dịch đã được xác lập, như thỏa thuận phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại, Hợp đồng hợp tác đầu tư, Hợp đồng góp vốn, tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông sáng lập doanh nghiệp với nhau…

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự: 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 427 BLDS);

HỒ SƠ KHỞI KIỆN

Hồ sơ khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án bao gồm:

1. Đơn khởi kiện (theo mẫu);

2. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như: Hợp đồng thương mại, Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng vận chuyển, Hợp đồng gia công, Hợp đồng ngoại thượng…

3. Giấy đăng ký doanh nghiệp (có chứng thực hoặc công chứng), của cả hai bên khởi kiện và bên bị khởi kiện. Giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách người đại diện cho doanh nghiệp, thương nhân.

4. Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;

5. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

1. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

a). Tòa án cấp quận huyện nơi bị đơn – người bị kiện đăng ký trụ sở hoạt động theo Giấy phép hoạt động đã đăng ký với cơ quan quản lý

b). Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản đẻ lựa chọn, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc theo quy định của BLTT Dân Sự;

Ngoài ra trong một vài trường hợp người khởi kiện vụ án tranh châp thương mại cũng có quyền lựa chọn tòa án giải quyết khi

Tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

NGHĨA VỤ NỘP ÁN PHÍ

Khi khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí cho Tòa án giải quyết vụ việc đó, với mức tạm ứng bằng 50% tiền án phí phải nộp theo quy định của Pháp lệnh Án Phí, Lệ phí năm 2009, Các mức án phí được quy định như sau:
Giá trị tranh chấp
Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Khi Tòa án có thẩm quyền nhận được Biên lai nộp tạm ứng án phí do người khởi kiện nộp thì khi đó vụ án mới chính thức được thụ lý và thời hạn giải quyết, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày đó

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là 2tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm một tháng.

Thời hạn mở phiên tòa là một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.